Hàm Yên mùa cam chín

Hiện nay, cam sành Hàm Yên đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trên thị trường cả nước. Đây là cơ hội tốt để huyện Hàm Yên tiếp tục mở rộng, đầu tư, chăm sóc, nâng cao chất lượng sản phẩm cam sành đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Đồng thời, tạo điều kiện cho nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống Cây cam sành Hàm Yên đang trở thành cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện.


 

 

Nhằm triệt để khai thác thế mạnh nằm ở trung tâm vùng chuyên canh cam, có giao thông thủy bộ thuận lợi, xã Phù Lưu đã chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, thay những cây trồng hiệu quả kinh tế thấp bằng cây cam. Các đoàn thể trong xã đã khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân dân được vay vốn, hướng dẫn kỹ thuật và cung ứng một số giống cam mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, thay thế phương pháp nhân giống từ cành triết chuyển sang trồng bằng cành ghép. Hiện nay, Phù Lưu có hơn 600 hộ trồng cam với diện tích gần 900 ha, hình thành vùng cây ăn quả tập trung, mang tính sản xuất hàng hóa. Vụ cam năm 2010, xã Phù Lưu đạt sản lượng gần 10.000 tấn cam, doanh thu hơn 40 tỷ đồng. Năm 2011, sản lượng cam ước đạt 12.000 tấn.


Cũng như nhiều hộ đồng bào dân tộc Tày, dân tộc Dao ở Phù Lưu, cây cam đã gắn bó với gia đình anh La Văn Hiệp thôn Lăng Đán từ bao năm, nhưng ở quy mô nhỏ lẻ trồng trong hộ gia đình. Cây cam chỉ chỉ trở thành kinh tế hàng hóa khi gia đình anh mở rộng diện tích cam lên 5 ha và đầu tư giống, phân bón và chăm sóc cam theo quy trình kỹ thuật. Được sự giúp đỡ của Hội cam sành Hàm Yên, Trung tâm cây ăn quả của huyện và các tổ chức đoàn thể trong xã , anh Hiệp đã đầu tư hàng chục triệu đồng để chọn mua giống cam kết hợp các loại phân hữu cơ vi sinh để cải tạo đất Với 1.100 cây cam, năm 2010, gia đình anh thu hoạch được từ 60 tấn cam, trừ chi phí thu lãi khoảng 300 triệu đồng/năm. Năm 2011, vườn cam của gia đình anh ước đạt 100 tấn.


Để ổn định và phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cam sành Hàm Yên, UBND huyện Hàm Yên đã chỉ đạo các ngành chức và các xã, thị trấn quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá; tập trung vận động, hướng dẫn nhân dân đầu tư thâm canh, bón phân cân đối, kết hợp sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân khoáng, tỉa cành, tạo tán hợp lý, dùng biện pháp tổng hợp để phòng trừ sâu bệnh cho cam theo hướng vệ sinh an toàn thực phẩm chú trọng tuyển chọn giống tốt sạch sâu bệnh và chăm bón bằng những loại phân hữu cơ vi sinh, đầu tư hệ thống tưới tiêu, giữ độ ẩm cho các vườn cam.. Do vậy, diện tích, năng suất và chất lượng cam sành Hàm Yên đã từng bước đựơc nâng lên rõ rệt. Hiện nay, toàn huyện có 9 xã phát triển cây cam, với tổng diện tích gần 2.500 ha, trong đó có 2.250 ha đang cho thu hoạch, sản lượng cam hàng năm đạt từ 20.000 - 22.000 tấn/năm, thu nhập từ cây cam trong toàn huyện đạt trên 120 tỷ đồng/năm. Tổ chức hướng dẫn và giám sát chặt chẽ quy trình kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn VIỆT GAP từ khâu chỉ đạo sản xuất tới khâu tiêu thụ sản phẩm; tìm kiếm thị trường tiêu thụ ở các siêu thị và các đại lý lớn ở các thành phố trong cả nước
Hiện nay, cam sành Hàm Yên đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trên thị trường cả nước, đây là cơ hội tốt để huyện Hàm Yên tiếp tục mở rộng, đầu tư, chăm sóc, nâng cao chất lượng sản phẩm cam sành đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Đồng thời, tạo điều kiện cho nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống./.

Theo TTV

Tin cùng chuyên mục