Du lịch Thủ đô sẽ phát triển trên nguyên tắc: Bảo tồn thiên nhiên và di sản văn hóa

Diễn ra từ ngày 9 đến 13-10, Hội nghị thường niên lần thứ XI Hội đồng Xúc tiến Du lịch Châu Á (CPTA XI) đã mở ra những cơ hội mới cho ngành "công nghiệp không khói" Thủ đô. Định hướng phát triển du lịch Hà Nội trong thời gian tới là chuyển từ tăng trưởng "nóng" sang tăng trưởng "xanh".

Đối mặt với tình trạng tăng trưởng "nóng"

 
Làm tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trịdisản văn hóa sẽ tạo thế mạnh thu hút phát triểndulịch. Ảnh: Anh Tuấn

Mặc dù kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn nhưng ngànhdulịch các nước Châu Á, đặc biệt làkhuvực Đông Nam Á vẫn phát triển "nóng". Ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL Hà Nội cho biết, thời gian qua, thực hiện chiến dịch "Chào mừng đến với Châu Á", nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bádulịch đã được 8 thành phố thành viên CPTA triển khai một cách tích cực. Thông qua những hoạt động này, nhiều chương trìnhdulịch của Hà Nội đã được quảng bá tại các thành phố thành viên. Đất Thăng Long nghìn năm tuổi đã thu hút lượng lớndukháchđến từ các thị trường tiềm năng như: Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Châu Đại Dương… Ngànhdulịch Hà Nội đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, kể cả số lượngkháchlẫn doanh thu. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã thu hút trên 1,6 triệu lượtkháchquốc tế. Nhưng cùng với tăng trưởng "nóng", tình trạng xả rác nơi công cộng, ô nhiễm không khí và sông hồ, tiếng ồn quá mức… đang tác động trở lại, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triểndulịch Thủ đô. Đây cũng là thực trạng mà các thành phố trong "ngôi nhà chung" CPTA đang phải đối mặt. 

Thủ đô Kualalumpur - nơi được ví như thiên đường của Malaysia, mỗi ngày thu hút hàng chục nghìn lượtkháchđến thưởng ngoạn và mua sắm cũng đang phải đối phó với những tác động tiêu cực đến môi trường văn hóa và xã hội trước tốc độ tăng trưởng "nóng" của hoạt độngdulịch. Ngànhdulịch của Indonesia, trung bình mỗi năm đón hàng chục triệu lượtdukhách, cũng đang "đau đầu" với câu hỏi: Làm thế nào bảo tồn được các giá trịdisản đang bị khai thác quá mức?…

Nâng cao chất lượng sản phẩmdulịch

Tại kỳ họp lần này, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến nhằm góp phần thúc đẩy ngànhdulịch các thành phố thành viên nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. 

 

Bà Noraza Yosuf, Trưởng phòngDulịch chính quyền thành phố Kualalumpur (Malaysia) cho biết: Dù mới ở Thủ đô Hà Nội trong thời gian ngắn nhưng tôi đã có được cảm nhận sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Hà Nội có rất nhiều cảnh đẹp, người dân vô cùng thân thiện và mếnkhách, đó là những lợi thế để thu hútkháchdulịch. Tuy nhiên, kinh nghiệm của Kualalumpur chỉ ra rằng, muốn phát triểndulịch bền vững, tạo ra những sản phẩmdulịch dài hạn, việc cần làm là nâng cao nhận thức cho chính quyền thành phố và người dân. Song hành với đó là xây dựng những sản phẩmdulịch thân thiện với môi trường qua việc mở thêm nhiềukhuphố đi bộ tại trung tâm thành phố, trồng nhiều cây xanh, nâng cấp hạ tầng giao thông, nạo vét các dòng sông…

Từ những thành công trong việc thúc đẩy hoạt độngdulịch bền vững ở Tokyo (Nhật Bản), ông Shinichi Sogo, Giám đốc cao cấp Cục Lao động và Công nghiệp chính quyền thành phố này cho rằng, việc cần làm để giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường trong quá trình phát triểndulịch là hướng dẫn các công ty vàdukháchbảo vệ động vật, thực vật, làm sống động hơn cáckhuvực chứa nước ở thành phố, tạo cảnhquanhai bên bờ sông, xử lý nước thải, rác thải, đưa raquanđiểm bảo vệdulịch sinh thái gắn với trách nhiệm của các doanh nghiệp.

Tiếp nhận kinh nghiệm của các thành phố bạn, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cụcDulịch nhấn mạnh, ngànhdulịch Thủ đô nói riêng vàdulịch Việt Nam nói chung hiện đang nỗ lực thúc đẩy phát triểndulịch bền vững trên cả ba khía cạnh, đó là áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng các nguồn năng lượng sạch; phát triểndulịch có trách nhiệm với môi trường dựa trên nguyên tắc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên vàdisản văn hóa; đồng thời tăng cường sựthamgia của cộng đồng.

Thời gian qua, ngànhdulịch Hà Nội đã có những nỗ lực trong việc phát triểndulịch "xanh" thông qua việc xây dựng, khai thác một số sản phẩmdulịch như: tourdulịch sinh thái, tour "một ngày làm nông dân" tại các huyện ngoại thành,dulịch phố cổ vàquanh hồ Tây bằng xe chạy điện… Bên cạnh đó, nhiềukháchsạn, nhà hàng, làng nghề truyền thống… đã áp dụng những giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu chất thải ra môi trường. Theo ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội, CPTA XI đã góp phần định hướng cho sự phát triển củadulịch Thủ đô trong tương lai. Thời gian tới, thành phố sẽ tiến hành rà soát, loại bỏ những sản phẩmdulịch không thân thiện với môi trường, bên cạnh đókhuyến khích nghiên cứu xây dựng những sản phẩmdulịch "xanh" như:Dulịch sinh thái,dulịch nông thôn,dukhảo đồng quê… để nâng cao chất lượng và tăng thêm tính hấp dẫndukhách.

Hội nghị thường niên lần thứ XI Hội đồng xúc tiếndulịch Châu Á (CPTA XI) với chủ đề "Dulịch - Nguồn sức mạnh để phát triển bền vững" với sựthamgia của đạidiện 8 thành phố thành viên, gồm: Tokyo (Nhật Bản), New Delhi (Ấn Độ), Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan - Trung Quốc), Jakarta (Indonesia), Kualalumpur (Malaysia), Bangkok (Thái Lan) và chủ nhà Hà Nội (Việt Nam) cùng hai thành phốquansát viên là Ulanbator (Mông Cổ) và Tomsk (Nga). Hội nghị CPTA 2013 sẽ do thành phố Kualalumpur (Malaysia) đăng cai tổ chức.

Theo: HNM

Tin cùng chuyên mục