Thủ tục Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt

Trình tự thực hiện
- Người có yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt nộp hồ sơ tại Bộ phận “Một cửa, một cửa liên thông” của UBND cấp huyện.
- Cán bộ tư pháp của Phòng Tư pháp kiểm tra tính hợp pháp của bản chính và đối chiếu bản sao với bản chính, nếu bản sao đúng với bản chính thì Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Trưởng Phòng tư pháp thừa ủy quyền ký chứng thực.
Nếu phát hiện bản chính có dấu hiệu giả mạo thì đề nghị người yêu cầu chứng thực chứng minh; nếu không chứng minh được thì từ chối chứng thực.
- Người có yêu cầu chứng thực nộp lệ phí và nhận kết quả .
Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại trụ sở UBND cấp huyện hoặc qua hệ thống bưu chính.
Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ:
+ Bản chính (Bản chính cấp lần đầu, Bản chính cấp lại, Bản chính đăng ký lại) các giấy tờ, văn bản cần chứng thực.
+ Bản sao cần chứng thực.
Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.
Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là người đại diện hợp pháp, người được uỷ quyền của người được cấp bản chính; là Cha mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, người thừa kế của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết thì phải xuất trình thêm giấy tờ chứng minh là người có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc.
Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc qua bưu điện thì người yêu cầu phải gửi đầy đủ các giấy tờ được quy định tại khoản này (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
- Số lượng hồ sơ: Theo yêu cầu của công dân.
Thời hạn giải quyết
Trong thời gian làm việc buổi sáng hoặc buổi chiều ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp yêu cầu chứng thực với số lượng lớn thì việc chứng thực có thể được hẹn lại để chứng thực sau nhưng không quá 02 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện
Tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Trưởng phòng Tư pháp.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
Kết quả thực hiện
Bản sao chứng thực có lời chứng theo mẫu.
Lệ phí
Chứng thực bản sao từ bản chính 2.000đ/trang đầu tiên, từ trang thứ ba trở lên thu 1.000đ/trang; mức thu tối đa không quá 100.000đ/bản.
Mẫu đơn

Không

Yêu cầu
Không
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/05/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Nghị định số 04/2012/NĐ-CP ngày 20/01/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;
- Thông tư số 03/2008/TT- BTP ngày 25/8/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/05/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Thông tư liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008 của Bộ Tài chính- Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực.
- Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc Quy định mức thu một số loại phí và lệ phí; sửa đổi, bổ sung một số quy định về phí, lệ phí tại các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 84/2006/QĐ-UBND ngày 20/12/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang.