Thủ tục Chứng thực văn bản khai nhận di sản

Trình tự thực hiện
- Người có yêu cầu chứng thực văn bản khai nhận di sản nộp hồ sơ tại Bộ phận giao dịch “Một cửa, một cửa liên thông” của UBND cấp huyện.
- Cán bộ tư pháp của Phòng Tư pháp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ nếu hồ sơ hợp lệ thì soạn thảo văn bản khai nhận di sản, người được hưởng di sản thừa kế duy nhất ký vào văn bản khai nhận di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc nghi ngờ thì phải tự xác minh hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức khác xác minh.
- Người thực hiện chứng thực phải niêm yết công khai văn bản khai nhận di sản đó tại nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn hoặc nơi bất động sản của người để lại di sản trong thời hạn 30 ngày.
Nếu không có khiếu nại, tố cáo về việc khai nhận di sản thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Trưởng phòng tư pháp thừa ủy ký chứng thực;
- Người có yêu cầu chứng thực nộp lệ phí và nhận kết quả.
Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại trụ sở UBND cấp huyện hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ:
+ Bản di chúc;
+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của người để lại di sản đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng;
+ Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế, có sự cam đoan và chịu trách nhiệm về việc không bỏ sót người thừa kế theo pháp luật, trừ trường hợp không thể biết có người khác được hưởngthừa kế theo pháp luật.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Thời hạn giải quyết
Chưa quy định.
Đối tượng thực hiện
Cá nhân
Cơ quan thực hiện
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
Kết quả thực hiện
Văn bản khai nhận di sản chứng thực.
Lệ phí
Chứng thực văn bản khai nhận di sản 50.000 đ/trường hợp.
Mẫu đơn

Phiếu yêu cầu chứng thực - Mẫu 31/PYC ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Yêu cầu
Không
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 75/2000/NĐ- CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực.
- Nghị định số 04/2012/NĐ-CP ngày 20/01/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Thông tư số 03/2008/TT- BTP ngày 25/8/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ- CP ngày 18/05/2007 của Chính phủ về việc cấp bản sao từ sổ gốc chứng thực chữ ký.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
- Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC- BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính- Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.