Thủ tục Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển trong tỉnh

Trình tự thực hiện
- Chủ hàng đăng ký kiểm dịch với trạm thú y cấp huyện (quy định tại Khoản1 Mục 2 Thông tư 11/2009/TT-BNN).
- Trạm thú y kiểm tra nội dung đăng ký và các giấy tờ có liên quan (Giấy đăng ký kiểm dịch; bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát (nếu có) bản sao giấy chứng nhận tiêm phòng, phiếu kết quả xét nghiệm bệnh động vật (nếu có); kiểm tra việc thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh thú y khu cách ly kiểm dịch (tại Điểm - d Khoản 3 Mục 2 Thông tư 11/2009/TT-BNN).
- Hướng dẫn chủ hàng đưa sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch và phải tiến hành kiểm dịch ngay trong ngày sản phẩm động vật được tập trung tại địa điểm đã chỉ định (Tại Điểm đ Khoản 3 Mục 2 Thông tư 11/2009/TT-BNN).
- Kiểm tra số lượng, chủng loại sản phẩm động vật theo hồ sơ đăng ký kiểm dịch; kiểm tra tình trạng bao gói, bảo quản sản phẩm; cảm quan; dấu kiểm soát giết mổ, tem kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm tươi sống sau giết mổ; đánh dấu, niêm phong bao bì chứa đựng đối với sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định (tại Điểm - - đ Khoản 4 Mục 2 Thông tư 11/2009/TT-BNN).
- Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện và vận dụng kèm theo; kiểm tra giám sát việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng (tại Điểm - - Khoản 5 Mục 1 Thông tư 11/2009/TT-BNN); Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y để sử dụng trong tỉnh (tại Điểm a Khoản 5 Mục 2 Thông tư 11/2009/TT-BNN).
Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại UBND huyện, thành phố (Bộ phận Một cửa).
Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đăng ký kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển theo mẫu quy định.
+ Bản sao phiếu kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y sản phẩm động vật (nếu có).
+ Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết
- Chủ hàng đăng ký kiểm dịch với trạm thú y cấp huyện:
Khai báo trước ít nhất hai ngày trước khi vận chuyển nếu sản phẩm động vật đã được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y hoặc gửi qua đường bưu điện; bẩy ngày nếu sản phẩm động vật chưa được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y. (tại Khoản 1 Mục 2 Thông tư 11/2009/TT-BNN).
- Trong thời gian một ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm xác nhận đăng ký kiểm dịch và thông báo địa điểm, thời gian, nội dung tiến hành kiểm dịch (tại Điểm c Khoản 3 Mục 2 Thông tư 11/2009/TT-BNN).
- Hướng dẫn chủ hàng đưa sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch và phải tiến hành kiểm dịch ngay trong ngày sản phẩm động vật được tập trung tại địa điểm đã chỉ định. (tại Điểm đ Khoản 3 Mục 2 Thông tư 11/2009/TT-BNN).
- Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y trong phạm vi 24 giờ trước khi vận chuyển (tại Điểm a Khoản 5 Mục 2 Thông tư 11/2009/TT-BNN).
- Trong ngày bốc xếp hàng, kiểm dịch viên động vật thực hiện: Kiểm tra giám sát quá trình bốc xếp sản phẩm động vật lên phương tiện vận chuyển; niêm phong phương tiện vận chuyển; thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc khu cách ly kiểm dịch, nơi bốc xếp hàng.
Đối tượng thực hiện
Tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Trạm Thú y huyện, thành phố.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Kiểm dịch viên động vật (quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định 126/2008/QĐ-BNN).
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trạm Thú y huyện, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các tổ chức, cá nhân liên quan nếu có.
Kết quả thực hiện
Giấy chứng nhận.
Lệ phí

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển:

Nội tỉnh: 5.000đ/lần (Tại Phụ lục 1 Thông tư số 04/2012/TT-BTC).

- Phí kiểm dịch sản phẩm động vật: (Tại Phụ lục 4 Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính), cụ thể như sau:

STT

Danh mục

Đơn vị tính

Mức thu

(đồng)

II

Kiểm dịch sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm khác có nguồn gốc động vật.

 

 

2.1

Trứng gia cầm các loại:

 

 

 

 - Trứng giống, trứng đã ấp (trứng lộn)

Quả

5,5

 

 - Trứng th­ương phẩm

Quả

4,5

2.2

Trứng Đà điểu

Quả

7

2.3

Trứng cút

Quả

1

2.4

Trứng tằm

Hộp

27.000

2.5

Tinh dịch

Liều

70

2.6

Sản phẩm động vật đông lạnh:

 

 

 

 - Vận chuyển với số l­ượng lớn bằng Container, xe lạnh từ 12 tấn đến 24 tấn (Trường hợp lô hàng cần phải xét nghiệm, các chỉ tiêu xét nghiệm được tính phí riêng theo thực tế )

Lô hàng

630.000

 

- Vận chuyển với số l­ượng ít (dư­ới 12 tấn) (Trường hợp lô hàng cần phải xét nghiệm, các chỉ tiêu xét nghiệm được tính phí riêng theo thực tế )

Kg

90

2.7

Ruột khô, bì, gân, da phồng

Kg

135

2.8

Phủ tạng, phụ phẩm, huyết gia sú- lòng đỏ và lòng trắng trứng làm thực phẩm.

Kg

90

2.9

Đồ hộp các loại

Kg

135

2.10

Sản phẩm động vật pha ló- đóng gói lại, sơ, chế biến

Kg

135

2.11

Kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y đối với sữa và các sản phẩm sữa làm thực phẩm (mức thu tối đa không quá 10 triệu đồng/lô hàng)

Tấn

28.000

2.12

Yến

Kg

1.100

2.13

Mật ong

Tấn

6.700

2.14

Sữa ong chúa

Kg

3.000

2.15

Sáp ong

Tấn

27.000

2.16

Kém tằm

Tấn

13.500

2.17

Lông vũ, lông mao, x­ương, móng, sừng

Tấn

9.000

2.18

Da:

 

 

 

 - Trăn, rắn

Mét

100

 

 - Cá sấu

Tấm

4.500

 

 - Da tươi, da muối, da sơ chế

Tấm

900

 

 - Da t­ươi, muối, sơ chế (container trên 12 tấn)

Lô hàng

225.000

 

 - Các loại khác

Tấn

4.500

2.19

Bột huyết, bột xư­ơng, bột phụ phẩm, bột thịt, bột lông vũ, bột cá, bột váng sữa và các loại khác làm thức ăn chăn nuôi (mức thu tối đa không quá 10 triệu đồng/lô hàng)

Tấn

11.000

2.20

Thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật

Tấn

2.000

2.21

Sừng mỹ nghệ

Cái

500

2.22

Phế liệu tơ tằm

Tấn

13.500

2.23

Kiểm tra  giám sát hàng động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam

Xe ô tô/toa tàu/container

31.500

2.24

Kiểm tra chất thải động vật đã qua xử lý

Tấn

7.000

Mẫu đơn

Giấy đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi huyện. (Mẫu 1 ban hành kèm theo Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). 

Yêu cầu
- Động vật đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh Thú y (Tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch); Điểm e Khoản 3 Điều 7 Pháp lệnh Thú y (Tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch), được lấy từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, đã được áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc và còn miễn dịch.
- Chất thải động vật được lấy từ động vật nêu trên và bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh Thú y (Tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với chất thải động vật, đối tượng khác thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật); Điểm d Khoản 3 Điều 7 Pháp lệnh Thú y (Tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với chất thải động vật, đối tượng khác thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật).
Căn cứ pháp lý
- Động vật đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh Thú y (Tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch); Điểm e Khoản 3 Điều 7 Pháp lệnh Thú y (Tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch), được lấy từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, đã được áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc và còn miễn dịch.
- Chất thải động vật được lấy từ động vật nêu trên và bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh Thú y (Tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với chất thải động vật, đối tượng khác thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật); Điểm d Khoản 3 Điều 7 Pháp lệnh Thú y (Tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với chất thải động vật, đối tượng khác thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật).
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Thú y năm 2004.
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.
- Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y.
- Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y.
- Thông tư số 11/2009/TT-BNN ngày 04/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN ngày 30/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn .
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.