Thủ tục Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với sản phẩm động vật thuỷ sản vận chuyển trong tỉnh

Trình tự thực hiện
- Chủ hàng đăng ký kiểm dịch với trạm thú y cấp huyện (quy định tại Khoản 1 điều 9 Mục 1 chương 2 Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT).
- Trạm Thú y kiểm tra nội dung khai báo và các giấy tờ có liên quan, nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn chủ hàng hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
- Xác nhận khai báo kiểm dịch, thông báo địa điểm, thời gian và tiến hành kiểm dịch.
- Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nếu sản phẩm động vật thuỷ sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (Bộ phận Một cửa).
Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước;
+ Bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của thủy sản (nếu có);
+ Bản sao phiếu kết quả xét nghiệm bệnh thủy sản (nếu có);
+ Giấy phép của cơ quan Kiểm lâm đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc những loài có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết
- Thời gian khai báo kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản: phải khai báo ít nhất 02 ngày trước khi xuất hàng (tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 Mục 1 Chương 2 Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT).
- Ngay sau khi nhận được hồ sơ theo quy định, cơ quan kiểm dịch động vật kiểm tra nội dung khai báo và các giấy tờ có liên quan; nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn chủ hàng hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định. (Điểm a Khoản 3 Điều 9 Mục 1 Chương 2 Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT).
- Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh thủy sản tại nơi xuất phát, cơ quan kiểm dịch động vật xác nhận khai báo kiểm dịch, thông báo địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch và chuẩn bị các điều kiện để kiểm dịch (Điểm b Khoản 3 Điều 9 Mục 1 Chương 2 Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT).
- Trong thời gian 1 ngày làm việc kể từ khi sản phẩm thuỷ sản được tập trung tại nơi quy định, cơ quan kiểm dịch động vật phải tiến hành kiểm dịch.
- Trong 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ kết quả kiểm tra cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với sản phẩm thuỷ sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y trong phạm vi 12 giờ trước khi vận chuyển
Đối tượng thực hiện
Tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Trạm Thú y huyện, thành phố (quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT).
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Kiểm dịch viên động vật (quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định 126/2008/QĐ-BNN):
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trạm Thú y huyện, thành phố (tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Chương 1 Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT).
- Cơ quan phối hợp: Các tổ chức, cá nhân liên quan nếu có.
Kết quả thực hiện
Giấy chứng nhận.
Lệ phí

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, thực vật thủy sản vận chuyển nội địa: 40.000 đồng/lần cấp (quy định tại Mục 2 Phụ lục 2 Thông tư 199/2010/TT-BTC).

- Phí kiểm dịch sản phẩm động vật thuỷ sản: (quy định tại mục III Phụ lục 4 Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính)

STT

Danh mục

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

III

Kiểm dịch động vật thuỷ sản, sản phẩm

động vật thuỷ sản

 

 

1

Phí kiểm dịch động vật thuỷ sản, sản phẩm động vật thuỷ sản

 

 

1.1

Phí kiểm tra lâm sàng động vật thuỷ sản

 

 

 

- Lô hàng có số lượng ≤ 500 con

Lô hàng

50.000

 

- Lô hàng có số lượng từ 501 - 10.000 con

Lô hàng

100.000

 

- Lô hàng có số lượng từ > 10.000 con

Lô hàng

200.000

1.2

Phí kiểm tra thực trạng hàng hoá đối với sản phẩm động vật thuỷ sản đông lạnh.

 

 

 

- Vận chuyển với số l­ượng lớn bằng Container, xe lạnh từ 12 tấn đến 24 tấn (Trường hợp lô hàng cần phải xét nghiệm, các chỉ tiêu xét nghiệm được tính phí riêng theo thực tế)

Lô hàng

400.000

 

- Vận chuyển với số l­ượng ít (dư­ới 12 tấn) (Trường hợp lô hàng cần phải xét nghiệm, các chỉ tiêu xét nghiệm được tính phí riêng theo thực tế)

Lô hàng

200.000

1.3

Phí kiểm tra thực trạng hàng hoá đối với sản phẩm động vật thuỷ sản qua phơi, sấy

 

 

 

- Lô hàng có khối lượng ≤ 1.000 kg

Lô hàng

100.000

 

- Lô hàng có khối lượng từ 1.001 - 10.000 kg

Lô hàng

200.000

 

- Lô hàng có khối lượng từ > 10.000 kg

Lô hàng

400.000

1.4

Phí kiểm tra thực trạng hàng hoá đối với sản phẩm động vật thuỷ sản dạng lỏng, sệt

 

 

 

- Lô hàng có khối lượng ≤ 1.000 lít/tấn

Lô hàng

100.000

 

- Lô hàng có khối lượng từ 1.001 - 10.000 lít/tấn

Lô hàng

200.000

 

- Lô hàng có khối lượng từ > 10.000 lít/tấn

Lô hàng

400.000

1.5

Phí kiểm tra thực trạng hàng hoá đối với các loại sản phẩm động vật thuỷ sản khác

Tấn

20.000

1.6

Phí giám sát cách ly kiểm dịch đối với động vật thủy sản giống

Lô hàng

800.000

1.7

Phí giám sát cách ly kiểm dịch đối với động vật thủy sản thương phẩm

Lô hàng

500.000

1.8

Kiểm tra  giám sát hàng động vật, sản phẩm động vật thủy sản tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.

Xe ô tô/toa tàu/ container

35.000

1.9

Phí xét nghiệm bệnh

Chỉ tiêu

Thu theo chỉ tiêu đơn lẻ tại phụ lục 3

Mẫu đơn

Giấy khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước. (Mẫu 1 Phụ lục 2 Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT).

Yêu cầu
Không
Căn cứ pháp lý
- Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản.
- Thông tư số 199/2010/TT-BTC ngày 13/12/2010 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thú y thuỷ sản.
- Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN ngày 30/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.