Nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể

Trong những năm qua, hoạt động của kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hoạt động ngày càng đi vào chiều sâu theo chuỗi giá trị, có sự liên doanh, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, thể hiện được vai trò dẫn dắt và là chỗ dựa tin cậy cho kinh tế hộ phát triển.

 

 

Với hơn 40 ha bưởi, hơn 20 ha cam, 10 ha thanh long và rau các loại, các thành viên hợp tác xã rau quả an toàn Đức Ninh, huyện Hàm Yên đã đạt giá trị hàng trăm triệu đồng/ha. Vấn đề mà hợp tác xã quan tâm nhất đó là phải thực hiện nghiêm các quy trình kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng và giữ được uy tín trên thị trường.

 

 

Toàn tỉnh Tuyên Quang hiện có trên 500 tổ hợp tác, gần 400 hợp tác xã hoạt động đa dạng ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề và đã ngày càng khẳng định là mô hình phù hợp với điều kiện phát triển của các vùng, địa phương cung cấp các dịch vụ cho thành viên, có quy chế hoạt động và xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả lao động, tăng thu nhập cho các thành viên. Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, các hợp tác xã đã tham gia trực tiếp và gián tiếp từ 9 - 11 tiêu chí, nhất là tham gia tiêu chí về thu nhập, xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, bảo vệ môi trường, giảm nghèo…


Việc nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể đã tạo chuyển biến rõ nét trên các mặt quan hệ sở hữu, phương thức sản xuất, quản lý và phân phối; Tăng cường một bước vững chắc về nguồn lực con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ và tiềm lực tài chính, khẳng định được vai trò nòng cốt trong kinh tế nông thôn./.

Theo: TTV

Tin cùng chuyên mục