Tuyên Quang: Xóa bỏ lò đốt gạch thủ công

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và của tỉnh Tuyên Quang về xóa bỏ lò đốt gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường. Sau một thời gian tuyên truyền vận động, hàng chục chủ lò gạch tại thôn Viên Châu, xã Lưỡng Vượng, thành phố Tuyên Quang đã tự nguyện ngừng sản xuất gạch thủ công và chuyển đổi ngành nghề.

Gia đình ông Nguyễn Ngọc Nghiêm, thôn Viên Châu, xã Lưỡng Vượng (TP Tuyên Quang) đã có gần 40 năm sản xuất gạch thủ công, có những thời điểm gia đình đã có tới 3 lò gạch thủ công, bình quân mỗi lò sản xuất 15 vạn viên/tháng, tạo việc làm cho 60 lao động. Cuộc sống của gia đình ông cũng như người lao động đều trông chờ vào từng viên gạch. Thực hiện chủ trương của tỉnh, của thành phố về xóa bỏ các lò gạch thủ công và ông là người đầu tiên đi đầu trong việc xóa bỏ lò gạch thủ công để bảo vệ môi trường.


Những năm trước đây, Viên Châu là thôn có số hộ gia đình xây dựng lò đốt gạch thủ công nhiều nhất trên địa bàn xã. Các lò gạch ngày đêm không ngừng nhả khói, liên tục 10 tháng/năm. Thế nhưng cùng với vấn đề lao động, việc làm, thu nhập thì vấn đề ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người luôn là vấn đề đặt ra, đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cối hoa màu.

 

 

 

 

Xóa bỏ lò gạch thủ công, những người dân nơi đây đã tập trung vào việc phát triển kinh tế gia đình ngay trên mảnh đất trước đây để phục cho sản xuất gạch thủ công, những vườn cây ăn quả, ao cá, vườn trồng cây rau màu được người dân phát triển mạnh.Những việc làm của người dân thôn Viên Châu đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, hoàn thành chương xây dựng nông thôn mới của xã, xây dựng thành phố sạch, xanh, sáng đẹp. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều địa phương cũng còn nhiều lò gạch thủ công hiện đang vẫn còn hoạt động. Những lò gạch thủ công này không chỉ gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng sức khỏe con người, mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của hoa màu, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế.


Có thể thấy việc người dân thôn Viên Châu tự nguyện xóa bỏ toàn bộ lò gạch thủ công trên địa bàn là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, trong thời gian tới, rất cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ từ các cấp, các ngành để các chủ lò gạch và người dân có việc làm và yên tâm, ổn định sản xuất./.

Theo: TTV

Tin cùng chuyên mục