Một nông dân ở xã vùng cao Phù Lưu thu nhập 600 triệu động từ mô hình trồng cây ăn quả.

Anh Hoàng Văn Kiếm thôn Ma Long, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên là một tấm gương điển hình trong phát triển trồng cam sành, một loại cây ăn quả đặc sản đã có thương hiệu của huyện Hàm Yên. Từ mô hình trồng cam đã giúp gia đình anh Kiếm cũng như trên 30 hộ đồng bào dân tộc Dao ở thôn đặc biệt khó khăn của xã Phù Lưu vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.



Anh Hoàng Văn Kiếm thôn Ma Long, xã Phù Lưu


Năm 2000, anh Hoàng Văn Kiếm thành lập gia đình, cuộc sống của vợ chồng anh gặp nhiều khó khăn, nhận thấy tiềm năng đất đai của gia đình phù hợp với trồng cây cam sành nên năm 2001 gia đình anh đã mạnh dạn phá bỏ vườn tạp để trồng 500 cây cam sành.

 

Do chưa có kinh nghiệm cũng như kỹ thuật trong việc chăm sóc cây cam nên thời gian đầu vườn cam của gia đình anh hay bị vàng lá, cây phát triển chậm, hiệu quả kinh tế thấp.

 

Không chiụ lùi bước trước những khó khăn anh đã mạnh dạn học hỏi kinh nghiệp từ những người trồng cam trong vùng, tham gia các lớp tập huấn trồng, chăm sóc cam được mở tại địa phương, tích cực tham khảo tài liệu về chăm sóc cam và áp dụng vào thực tế vườn cam của gia đình mình.

 

Vì vậy, vườn cam của gia đình anh sinh trưởng và phát triển tốt, thu nhập ngày càng cao. Có vốn trong tay, anh tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích cam, đến nay anh đã có một vườn cam với trên 1.000 gốc. Năm 2015 từ cam gia đình anh Kiếm đã thu về trên 600 triệu đồng.

 

Hiện nay, vườn cam của anh Kiếm là một trong những mô hình phát triển kinh tế có thu nhập cao, điển hình, để nhiều hộ nông dân ở thôn đặc biệt khó khăn ở xã vùng cao Phù Lưu, huyện Hàm Yên học tập.

 

Không chỉ lo làm giàu cho bản thân, anhKiếmcòn tích cực tham gia công tác xã hội tại địa phương, anh thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn bà con nhân tại địa phương tham gia phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững.Qua đó góp phần phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới tại địa phương ./.

 
Minh Vương  

Tin cùng chuyên mục