Ông Tập không dự hội nghị thượng đỉnh G20

Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo Thủ tướng Lý Cường sẽ thay ông Tập dẫn đầu phái đoàn nước này dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Ấn Độ.

 

"Theo lời mời của chính phủ Ấn Độ, Thủ tướng Lý Cường sẽ dự hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 18 được tổ chức tại New Delhi ngày 9-10/9", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nói trong cuộc họp báo hôm nay.

Khi được hỏi rằng thông tin này có nghĩa là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ không tới Ấn Độ dự hội nghị thượng đỉnh G20 hay không, bà Mao nói "tôi vừa đưa ra thông báo về việc này".

Theo bà Mao, Thủ tướng Lý Cường sẽ dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc dự hội nghị thượng đỉnh, đồng thời nhấn mạnh G20 là diễn đàn quan trọng cho hợp tác kinh tế quốc tế.

"Trung Quốc luôn coi trọng và tích cực tham gia và các sự kiện liên quan", phát ngôn viên nói. Khi dự hội nghị, Thủ tướng Lý Cường sẽ "truyền đạt suy nghĩ và quan điểm" của Trung Quốc về hợp tác G20, bà Mao cho hay.

"Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với mọi bên để cùng thúc đẩy thành công hội nghị thượng đỉnh G20, cũng như đóng góp tích cực vào thúc đẩy phục hồi ổn định kinh tế toàn cầu và phát triển bền vững", bà nói thêm.

Ấn Độ chưa bình luận về thông tin trên.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp ngày 2/9 tại Bắc Kinh. Ảnh: AFP

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp ngày 2/9 tại Bắc Kinh. Ảnh: AFP

Thông tin ông Tập có thể không dự G20 đã được lan truyền trước đó và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ thất vọng với khả năng này. Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ tìm cách để gặp Chủ tịch Trung Quốc, nhưng không nói rõ ở đâu và khi nào.

Ông Tập rất ít khi công du nước ngoài kể từ khi Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế nhằm phòng chống Covid-19 hồi đầu năm. Chuyến công du gần nhất của ông Tập là tới Nam Phi dự hội nghị thượng đỉnh BRICS, diễn ra tại Johannesburg ngày 22-24/8.

Trong cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh BRICS, ông Tập và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thảo luận về các biện pháp giảm căng thẳng trong quan hệ Ấn - Trung, vốn leo thang sau vụ đụng độ tại khu vực biên giới trên dãy Himalaya hồi tháng 6/2020 khiến nhiều binh sĩ hai bên thiệt mạng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28/8 cũng thông báo với Thủ tướng Modi rằng ông sẽ không tới Ấn Độ dự hội nghị thượng đỉnh G20. Ngoại trưởng Sergey Lavrov sẽ dẫn đầu phái đoàn Nga tham dự sự kiện này.

G20 là nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới, chiếm hơn 90% tổng quy mô kinh tế và 2/3 dân số toàn cầu. Hội nghị thượng đỉnh G20 là nơi các lãnh đạo thảo luận những vấn đề kinh tế quan trọng, thúc đẩy chính sách liên quan đến ổn định tài chính và định hướng phát triển kinh tế thế giới. Ấn Độ là chủ nhà G20 năm nay.

"Đối phương một lần nữa mở đợt tập kích quy mô lớn khu vực phía nam tỉnh Odessa", bộ chỉ huy miền nam của quân đội Ukraine ngày 4/9 thông báo, đồng thời cho biết Nga sử dụng UAV tương tự mẫu Shahed-136 trong vụ tập kích.

Quân đội và các quan chức Ukraine tuyên bố phòng không nước này hạ 17 UAV Nga. Tuy nhiên, một số UAV vượt qua lưới phòng không và đánh trúng mục tiêu, làm hư hại "một số nhà kho, xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh máy móc nông nghiệp và công nghiệp".

Oleh Kiper, tỉnh trưởng Odessa, cho biết giới chức địa phương ghi nhận một số thiệt hại ở một số khu dân cư thuộc quận Izmail, giáp với Romania, trong vụ tập kích nói trên.

Lính cứu hỏa Ukraine tại hiện trường một vụ tập kích ở Odessa ngày 3/9. Ảnh: Reuters

Lính cứu hỏa Ukraine tại hiện trường một vụ tập kích ở Odessa ngày 3/9. Ảnh: Reuters

Ukraine ngày 3/9 cáo buộc Nga tập kích bằng UAV tự sát nhằm vào cảng Reni ven sông Danube thuộc tỉnh Odessa. Bộ Quốc phòng Nga sau đó thông báo lực lượng nước này dùng UAV tấn công và phá hủy các kho nhiên liệu phục vụ cho quân đội Ukraine tại Reni.

Các đợt tập kích nói trên diễn ra trước thềm cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng sẽ thuyết phục được Nga khôi phục thỏa thuận ngũ cốc, tái lập hành lang vận chuyển hàng hóa an toàn trên Biển Đen.

 

Sau khi Nga tuyên bố rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, Ukraine xuất khẩu khoảng 1/4 lượng ngũ cốc của mình qua các cảng ven sông Danube, trong đó có cảng Izmail. Ngũ cốc Ukraine sau đó được chuyển bằng sà lan tới cảng biển Constanta của Romania rồi lên đường tới những nơi khác.

Hải quân Ukraine đang vận hành một hành lang an toàn trên Biển Đen, dành cho tàu thuyền đến và đi từ các cảng Chernomorsk, Odessa và Yuzhny. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 3/9 thông báo đã có 4 tàu hàng di chuyển an toàn qua hành lang này.

Tuy nhiên, Ukraine cảnh báo tàu hàng đi qua hành lang nói trên vẫn đối mặt nguy cơ bị tập kích hoặc trúng thủy lôi, đồng thời tuyên bố chỉ hỗ trợ những tàu mà đơn vị vận hành hiểu rõ và chấp nhận rủi ro.

Vị trí cảng Izmail và thành phố Reni tại tỉnh Odessa. Đồ họa: RYV

Vị trí cảng Izmail và thành phố Reni tại tỉnh Odessa. Đồ họa: RYV

Theo: vnexpress.net

Tin cùng chuyên mục